builds


Join the forum, it's quick and easy

builds
builds
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Kiếm tiền online tại nhà dễ dàng
Qui Trình Xây Dựng Nhà EmptyThu Apr 25, 2013 12:38 pm by Admin

» Phần mềm tạo chữ ký tay tuyệt đẹp cho chính bạn !!!
Qui Trình Xây Dựng Nhà EmptySat May 28, 2011 12:59 pm by Admin

» NÚT GIAO THÔNG CẦU VƯỢT TẠI NGÃ BA HUẾ - ĐÀ NĂNG
Qui Trình Xây Dựng Nhà EmptyFri May 27, 2011 9:19 am by Admin

» hoc online_ENGLISH TODAY_DISK2
Qui Trình Xây Dựng Nhà EmptySat May 21, 2011 9:05 am by Admin

» hoc online_ENGLISH TODAY_DISK1
Qui Trình Xây Dựng Nhà EmptySat May 21, 2011 8:27 am by Admin

» Chiến Thắng Nói Xấu Vợ 2
Qui Trình Xây Dựng Nhà EmptyFri May 20, 2011 4:26 pm by Admin

» my sitter's wedding
Qui Trình Xây Dựng Nhà EmptyFri May 20, 2011 3:13 pm by Admin

» HUONG DAN CAI SAP 2000
Qui Trình Xây Dựng Nhà EmptyFri May 20, 2011 2:46 pm by Admin

» huong dan bai tap sap 2000 bang video
Qui Trình Xây Dựng Nhà EmptyFri May 20, 2011 2:45 pm by Admin

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar


Qui Trình Xây Dựng Nhà

Go down

Qui Trình Xây Dựng Nhà Empty Qui Trình Xây Dựng Nhà

Bài gửi by Admin Tue Apr 12, 2011 7:18 pm


Vui nhộn, sinh động với truyện tranh minh họa qui trình xây nhà (Rất đầy đủ và chi tiết)
1 Cẩm nang dành cho những ai đang băn khoăn trong việc xây dựng 1 ngôi nhà cho mình.

Mục Lục Qui Trình
PHẦN I: KẾ HOẠCH XÂY NHÀ
1. Kế hoạch Tài chính
- 1.1 Ước tính chi phí xây dựng cơ bản
- 1.2 Ước tính chi phí trang trí nội thất
- 1.3 Phương án tài chính
2. Các bước chuẩn bị đầu tiên
- 2.1 Tìm hiểu vấn đề pháp lý và các yếu tố pháp lí liên quan đến tình trạng nhà
- 2.2 Tìm hiểu nhà cung cấp vật liệu xây dựng
3. Làm việc với Kiến trúc sư
- 3.1 Hồ sơ thiết kế
- 3.2 Lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng
4. Lựa chọn thầu xây dựng và lập hợp đồng xây dựng
- 4.1 Hợp đồng thi công
- 4.2 Điều khoản thời gian
- 4.3 Điều khoản giá cả
- 4.4 Nhân công xây dựng
- 4.5 Chi tiết các nhóm nhân công
- 4.6 Điều khoản bảo hành
5. Giám sát thi công
- 5.1 Nhiệm vụ chính của công tác giám sát
- 5.2 Giám sát
- 5.3 Vì sao ta cần bên giám sát
- 5.4 Chi phí thuê giám sát
- 5.5 Kinh nghiệm chia sẻ
6. Một số mẹo trước khi xây nhà
PHẦN II: CHỌN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1. Lựa chọn xi măng
2. Cách chọn mua xi măng
3. Cát
4. Đá
5. Nước
6. Bê tông và vữa
7. Gạch và cách chọn gạch
8. Thép
9. Cốp pha
10. Thiết bị điện – nước
PHẦN III – TIẾN HÀNH XÂY NHÀ
1. Chuẩn bị mặt bằng
2. Các công đoạn chủ yếu trong quá trình xây nhà
- 2.1 Phần thô
- 2.2 Phần hoàn thiện
PHẦN IV: KIỂM TRA, NGHIỆM THU, HOÀN CÔNG
1. Kiểm tra
2. Nghiệm thu
3. Hoàn công

-----------------------------------------------------

PHẦN I: KẾ HOẠCH XÂY NHÀ
1. Kế hoạch Tài chính
- Vấn đề chính yếu và cũng là cơ bản nhất khi xây nhà đó là tài chính.
- Những yều cầu đối với căn nhà bạn xây dựng luôn ở mức độ cao: đẹp, thời gian sử dụng lâu dài, đầy đủ các công năng và phải phù hợp với số tiền mà bạn có thể bỏ ra đã là một bài toán khó, chưa kể đến những chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng.
- Lập kế hoạch tài chính là bước đầu tiên bạn nên làm để bảo đảm về một căn nhà có thể thỏa mãn yêu cầu mà không làm bạn quá tải chi phí hay cạn kiệt sau khi xây xong.
- Thông thường có hai loại chi phí, bạn nên tìm hiểu giá cả thị trường cho hạng mục vật tư của mỗi loại để ước định kinh phí dự trù. Bảng tính toán càng chi tiết, chí phí phát sinh sẽ càng thấp.
1.1 Ước tính chi phí xây dựng cơ bản
- Chính là phần dựng kiên cố của căn nhà gồm: móng, sàn, khung, tường, mái, và kể cả gạch lát, trần thạch cao, thang, kệ và sơn nước trong ngoài.
- Hiện nay có hai loại cách tính : khoán theo mét vuông trên tổng số diện tích xây dựng (nhà thầu chịu trách nhiệm vật tư) – hoặc khoán nhân công (vật tư do bạn tự chịu)
1.2 Ước tính chi phí trang trí nội thất
- Gồm chi phí để mua các các thiết bị sử dụng sinh hoạt và trang trí trong phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà tắm và sân.
- Có thể gộp chung hoặc tách riêng phần chi phí xây dựng này vào khoán của nhà thầu

Tips: Bất cứ ai khi xây nhà, dù đã có bảng tính rất chi li cũng khó tránh khỏi chi phí phát sinh. Bạn nên dự trù thêm 15-30% số tiền khi bắt tay vào xây dựng để có thể yên tâm hơn.

1.3 Phương án tài chính
Ngoài các khoản chi phí do cá nhân tích lũy, vay mượn xung quanh, một số Ngân hàng đã có hình thức vay mượn tín chấp hoặc thế chấp chính căn nhà mà bạn xây.

2. Các bước chuẩn bị đầu tiên
2.1 Tìm hiểu vấn đề pháp lý và các thủ tục cần thiết, xem xét các yếu tố pháp lý liên quan đến hiện trạng nhà.
- Nhiều vấn đề phát sinh khi giấy tờ khu đất bạn xây nhà không rõ ràng về quyền sở hữu, hoặc nằm trong khu vực quy hoạch của chính quyền sẽ tác động đến căn nhà lâu dài. Bạn nên tìm hiểu rõ ràng và kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào xây nhà.

2.2 Tìm hiểu nhà cung cấp vật liệu xây dựng
- Tìm hiểu những nhà cung cấp vật liệu có uy tín, chất lượng và chế độ hỗ trợ khi thanh toán để giúp bạn cân bằng thu chi trong quá trình xây dựng được thuận lợi.
3. Làm việc với Kiến trúc sư

- Cung cấp cho KTS của bạn mọi yêu cầu và mong muốn chi tiết nhất của bạn về ngôi nhà. Những quan điểm và thắc mắc đối với mọi vấn đề: xu hướng thẩm mỹ, phong thủy, phương hướng xếp đặt.
- “Lắng nghe lời khuyên và những giải pháp khoa học của KTS nếu những vấn đề đó không phù hợp mỹ thuật, độ an toàn.
- Hạn chế can thiệp vào phần chuyên môn của KTS, họ sẽ giúp bạn đưa ra những giải pháp khoa học và tiết kiệm nhất.
Tips
- Nên tham vấn, tìm hiểu kinh nghiệm những người xung quanh về kinh nghiệm làm nhà trước đó, xác định rõ yêu cầu cụ thể của mọi thành viên trong gia đình để bàn bạc với KTS:
- Công năng tối ưu, tận dụng triệt để mọi không gian, đáp ứng sở thích của từng thành viên gia đình.
- Phù hợp với không gian, kiến trúc xung quanh.
- Bảo đảm tính thẩm mỹ, khoa học và an toàn khi sử dụng.

3.2 Lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng được hướng dẫn chi tiết tại cơ quan hành chính địa phương ( Phòng Quản Lý Đô Thị, UBND. )
Tips:
Một số trường hợp được miễn xin phép:
- Xây dựng trên đất thổ cư dưới 3 tầng, nhỏ hơn 200 m2
- Trong khuôn viên các dự án phát triển đã có giấy sử dụng đất hợp pháp.
- Các trường hợp sửa chữa nhỏ không gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu những công trình lân cận
Tìm hiểu quy định về cấp phép trước khi lập hồ sơ
- Vấn đề quy hoạch của khu vực
- Quy định của địa phương trong việc xây dựng: giới hạn độ cao, số tầng, diện tích sân vườn, hệ thống các đường ống điện, nước, gas, khu vực sinh hoạt chung với các hộ láng giềng.
4. Lựa chọn thầu xây dựng và lập hợp đồng xây dựng

- Có thể đến những công ty tư vấn xây dựng để tìm gặp những nhà thầu có uy tín, đến xem những công trình thực tế của họ để quan sát. Đồng thời yêu cầu nhà thầu đưa ra những phương án để thi công công trình được hiệu quả. Qua đó có thể lựa chọn nhà thầu mà bạn tin tưởng và ưng ý.

4.1 Hợp đồng thi công
- Hợp đồng thi công không chỉ là văn bản ký kết mà còn là điều kiện ràng buộc trách nhiệm giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
- Một hợp đồng có những điều khoản cơ bản sau:
Điều khoản thời gian:
+ Mọi nhà thầu đều phải có thời hạn thi công cụ thể và lập bảng tiến độ thực hiện cho từng hạng mục công trình kèm theo yêu cầu cung cấp vật liệu cụ thể cho từng thời điểm. Bạn sẽ dựa vào bảng tiến độ để đốc thúc nhà thầu thực hiện theo đúng thời gian quy định.
+ Những công trình nhà phố đơn giản theo mô hình có sẵn thường chỉ xây dựng trong khoảng 5-7 tháng.
+ Với những công trình nhà cửa riêng biệt, cầu kỳ phức tạp, các biệt thự cao cấp thời gian sẽ kéo dài hơn một năm.
Điều khoản giá cả: Có hai hình thức:
+ Khoán công (nhà thầu lo về nhân công – chủ nhà lo vật liệu): gồm nhóm nhân công xây thô và nhân công hoàn thiện (không tính điện nước, nội thất)
+ Khoán trắng (nhà thầu nhận cả công nhân và vật liệu): do nhà thầu sẽ nhận thực hiện toàn bộ công trình nên chủ nhà cần nêu các yêu cầu cụ thể về vật liệu xây dựng, mức giá cả cụ thể từng chủng loại, phẩm lượng, hạn sử dụng, xuất xứ, nhãn hiệu… cho toàn bộ nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng. Hợp đồng quy định sử dụng vật liệu càng chi tiết càng bảo đảm chất lượng cho ngôi nhà của bạn và việc quyết toán giá cả cũng thuận lợi hơn.
Nhân công xây dựng
+ Dù khoán công hay khoán trắng, thì bạn vẫn phải biết rõ có bao nhiêu nhóm nhân công, số lượng và giá cả của mỗi nhóm để thương lượng và định giá hợp đồng được dễ dàng.
Chi tiết các nhóm nhân công: Có những nhóm nhân công sau:
+ Nhân công đào móng
+ Nhân công đóng cọc
+ Nhân công đóng cốp pha
+ Đổ bê tông
+ Thợ xây tô
+ Thợ lát đá
+ Thợ điện
+ Thợ mộc
+ Thợ nước
+ Thợ sơn.
+ …


Ngoài ra còn một số vấn đề cần lưu ý và đề cập thêm trong hợp đồng: - Quy định an toàn lao động, bảo hiểm.
- Quy định tuân thủ nội quy sinh hoạt của địa phương.
- Hình thức và thời hạn thanh toán.
- Điều khoản về trách nhiệm của mỗi bên. (Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng và tiến độ, khắc phục sự cố nếu phát sinh. – Chủ nhà chịu trách nhiệm cung ứng vật liệu kịp thời (nếu khoán công)).
- Điều khoản về chi phí phát sinh khi có thay đổi trong quá trình xây dựng.
Điều khoản bảo hành: - Xác định trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình, thời hạn bảo hành của nhà thầu đối với công trình. Những hư hỏng mà bên nhà thầu phải bảo hành: thấm dột, lún nền, nứt nẻ, tróc sơn, hệ thống điện nước gặp trục trặc…tối thiểu 1 năm.

5. Giám sát thi công
- Người giám sát là người thay mặt chủ nhà quản lý khối lượng và chất lượng công trìn. Bạn nên lựa chọn những người có kinh nghiệm chuyên môn, tư cách đạo đức nghề nghiệp để đặt lòng tin.
5.1 Nhiệm vụ chính của công tác giám sát
Nhiệm vụ chính của người giám sát:
- Kiểm tra , đôn đốc tiến độ và chất lượng thi công của nhà thầu.
- Giám sát vật tư. Yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng quy định hợp đồng, tránh lãng phí.
- Nghiệm thu từng hạng mục công trình khi được hoàn thành.
- Quản lý, bảo đảm an toàn lao động.
5.2 Giám sát
Bạn có thể:
- Tự giám sát: nếu bạn hoặc người thân có chuyên môn, kinh nghiệm và hiểu biết thật sự về xây dựng
- Thuê giám sát ở các công ty tư vấn xây dựng, họ có kiến thức chuyên môn và có giấy phép hành nghề theo quy định của luật pháp.

5.3 Vì sao ta cần bên giám sát
- Người giám sát chính là người bảo vệ quyền lợi cho chủ nhà. Với khả năng, kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên môn, họ sẽ bảo đảm cho người chủ nhà có được căn nhà tốt với mức chi phí hợp lý nhất.
5.4 Chi phí thuê giám sát
- Giá thuê giám sát trong khoảng trên 1.5triệu đồng/ tháng đối với công trình xây dựng cỡ nhỏ và 2-3% giá trị công trình đối với những công trình có chi phí cao >500 triệu.

5.5 Kinh nghiệm chia sẻ
- Nên tránh thuê giám sát do chủ thầu giới thiệu để bảo đảm tính khách quan. Có thể hỏi ý kiến bạn bè và giới thiệu từ kiến trúc sư của công trình.
6. Một số mẹo trước khi xây nhà
- Nắm vững nhu cầu trong hiện tại và tương lai của gia đình để sắp đặp và bố cục căn nhà.
- Hiểu rõ kế hạc xây dựng, bản vẽ nhà, chi phí ước tính trước khi xây nhà.
- Đặt nhiều cửa sổ, cửa thông gió để bảo đảm độ sáng tự nhiên và thoáng khí trong căn nhà.
- Sử dụng và tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương.
- Lập kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên, duy trì một lượng vật liệu nhất định tại nơi xây dựng.
- Bảo quản nguyên vật liệu đúng đắn.
- Đối với những vật dụng cố định trong nhà, nên ưu tiên về độ bền, thời hạn sử dụng khi lựa chọn.
- Chọn những thiết bị điện an toàn nếu trong nhà có trẻ nhỏ.
- Định vị trí sẽ đặt máy điều hoà, máy lạnh ngay trong lúc thiết kế.


-----------------------------------------------------


Phần II: CHỌN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1. Lựa chọn xi măng
- Xi măng là thành phần chính trong quá trình trộn vữa bê tông, xây, tô (chiếm gần 70% toàn bộ khối lượng công việc). Lựa chọn xi măng chất lượng sẽ đảm bảo cho tính vững chắc của công trình.
- Nên lựa chọn nhãn hiệu xi măng có danh tiếng, uy tín và được sự tin tưởng của nhà thầu lẫn kiến trúc sư.
Ghi chú:
- Xi măng được xhia theo các loại mác (sức chịu nén) như 200, 250, 300, 400, 500. Trên vỏ bao thường được ký hiệu là PCB 40, PCB30…
- Vd: xi măng mác 300 có sức chịu nén 300kg/cm2
- Khó có thể phân biệt chất lượng xi măng bằng mắt thường. Có những lưu ý sau cho bạn khi lựa chọn xi măng:
- Nâng bao xi măng lên, thấy mềm, tơi xốp là xi măng mới. Nếu toàn bao cứng, vón lại thành khối là xi măng đã cũ.
- Không nên sử dụng xi măng đã để quá 2 tháng từ ngày sản xuất.
2. Cách chọn mua xi măng
- Chi phí mua xi măng chiếm khoảng 8% tổng giá trị công trình. Hãy chắc chắn khi lựa chọn nhãn hiệu xi măng mà bạn tin tưởng.
- Những bộ phận cấu kiện chịu lực chính của toàn nhà như móng, bê tông, sàn, cột cần dùng xi măng tốt để bảo đảm tính kiên cố vững chắc.
- Đối với những phần như tường gạch (không chịu lực), trát tường, những cấu kiện nhỏ như giằng tường, ô văng cửa, lanh tô… có thể dùng xi măng cấp phối mác vữa, xây, tô, bê tông, mác thấp để tiết kiệm chi phí…
3. Cát
- Cát không sạch sẽ gây khuyết tật như tô nứt tường, chân chìm đa phương… ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do đó, cát khi sử dụng phải sạch, đều hạt. Không có các tạp chất như mìn, đất sét, thực vật, nhiễm phèn hay nhiễm mặn.
- Hầu hết cát sau khi mua về đều được rây qua sàng để loại bỏ tạp chất cũng như các hạt quá lớn.
4. Đá
- Đá được sử dụng để tăng thêm sức chịu lực cho bê tông. Kích cơ thông dụng hiện nay là đá 1×2 (hạt lớn nhất 20mm-25mm). Đá tốt là phải có bề mặt nhám, góc cạnh nhiều vì sẽ tạo ra lực kết dính với xi măng chắc, cường độ bê tông cao.
- Đá khai thác từ mỏ đá về, qua nhiều khâu trung chuyển sẽ lẫn tạp chất và nhiễm bẩn. Nên yêu cầu chủ thầu xối nước rửa đá thật kỹ, lọc sạch tạp chất trước khi đưa vào sử dụng.
5. Nước
- Nước sử dụng trong quá trình xây dựng phải là nước sạch. Tuyệt đối không dùng nước tù đọng trong ao hồ, nước phèn, nước lợ, nước mặn, nước nhiễm bẩn.
- 6. Bê tông và vữa
- Bê tông là thành phần quan trọng hình thành nên bộ khung vững chắc cho ngôi nhà, do đó cần lưu ý kỹ trong công tác trộn vữa bê tông để bảo đảm chất lượng.
- Bê tông là hỗn hợp của đóng rắn của các vật liệu gồm chất kết dính, cốt liệu lớn(đá), cốt liệu nhỏ và nước. Có thể có hoặc không có phụ gia.
- Vữa là hỗn hợp của một hoặc nhiều chất kết dính vô cơ, cốt cát liệu nhỏ và nước, có thể có hoặc không có phụ gia.

Ghi chú:
- Sử dụng bê tông mác ≥ 250 thì đối với cọc bê tông cốt thép, móng, đà kiềng, cột, sàn. Các chi tiết còn lại dùng bê tông mác ≥ 200 (tỷ lệ 1:2:3 – 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 6 thùng đá+ nước)
- Vữa xây sử dụng tỷ lệ 1:5 (1 bao xi măng : 10 thùng cát), cát có độ lớn ≥ 2 (tốt nhất là dùng cát đổ bê tông)
- Vữa tô sử dụng tỷ lệ 1:4 (1 bao xi măng : 8 thùng cát), nếu cát quá nhỏ có thể dùng tỷ lệ 1:4 hoặc 1:4,5
- Trong xây dựng, nhà thầu thường dùng thùng sơn rỗng 18 lít để đo lường tỷ lệ cấp phối. Thông số kỹ thuật hoà trộn được ghi rõ ở mặt sau của bao xi măng
Tips:
- Sử dụng bê tông mác ≥ 250 thì đối với cọc bê tông cốt thép, móng, đà kiềng, cột, sàn. Các chi tiết còn lại dùng bê tông mác ≥ 200 (tỷ lệ 1:2:3 – 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 6 thùng đá+ nước)
- Vữa xây sử dụng tỷ lệ 1:5 (1 bao xi măng : 10 thùng cát), cát có độ lớn ≥ 2 (tốt nhất là dùng cát đổ bê tông)
- Vữa tô sử dụng tỷ lệ 1:4 (1 bao xi măng : 8 thùng cát), nếu cát quá nhỏ có thể dùng tỷ lệ 1:4 hoặc 1:4,5
- Trong xây dựng, nhà thầu thường dùng thùng sơn rỗng 18 lít để đo lường tỷ lệ cấp phối. Thông số kỹ thuật hoà trộn được ghi rõ ở mặt sau của bao xi măng
- 7. Gạch và cách chọn gạch
- Gạch là vật liệu cơ bản được sử dụng cho hầu hết các công trình có hai laoij gạch chính: gạch đất nung và gạch Block Bê tông.
- Kích thước chuẩn của viên gạch là 8cm x 8cm x 18cm; 9cm x 9cm x 19cm gạch đất nung; 8cm x 18cm x 38cm gạch Block Bê tông.
- Gạch được phân theo chất lượng sau: loại màu sắc đồng nhất, khuyết tật ngoại quan cho phép phù hợp yêu cầu kỷ thuật công bố, gạch sẫm màu, không nứt nẻ, cong vênh. Dùng để xây tường chịu lực.
Tips:
- Lựa chọn gạch tốt:
- Màu sắc tương đồng, không loang lổ.

8. Thép
- Được dùng làm cốt thép trong bê tông cốt thép để gia cố lực kéo và lực uốn cho bê tông.
- Thép dùng trong cốt thép chủ yếu là thép tròn, được gọi theo chỉ số đường kính (Φ).
- Có hai loại thép tròn : thép trơn và thép gai.
- Khi sử dụng thép từ Φ10 trở lên phải dùng thép gai để tăng kết dính giữa bê tông và cốt thép, giảm khả năng nứt của bê tông.
9. Cốp pha
- Là ván khuôn dùng để định hình bê tông nhão trước khi đông cứng. Có hai loại cốp pha gỗ và cốp pha thép.
- Cốp pha phải đúng kích thước mới bảo đảm được khả năng chịu lực của bê tông
Tips:
- Khi đổ vữa bê tông, cốp pha phải chịu sức đầm rung lớn và liên tục, do đó gia cố sàn cốp pha phải thật vững chắc để bảo đảm tính an toàn.
- Cốp pha cũng phải thật khít, tránh thất thoát lãng phí xi măng.
- Giữ cốp pha càng lâu càng tốt để bảo dưỡng và bảo vệ bê tông mới đổ khỏi bị va chạm làm hỏng.
- Cần dặm vá bề mặt bê tông nhanh chóng ngay sau khi vừa tháo dỡ cốp pha.
10. Thiết bị điện – nước
- Hệ thống mạch điện, nước đã được thiết kế từ đầu trên bản vẽ của công trình. Việc bạn cần làm sau khi xây nhà là lựa chọn những thiết bị điện nước theo những tiêu chí như: chất lượng, an toàn, tiết kiệm năng lượng, không gian, bảo vệ môi trường, tính thẩm mỹ, độ bền, giá thành… phù hợp với yêu cầu của bạn, và nhất là phải phù hợp với thiết kế của ngôi nhà.

- Thuê và dọn nhà sang chỗ ở tạm nếu xây dựng trên nền nhà cũ
- Phá dỡ nhà cũ (nếu có)
- Tập kết vật liệu
- Lán trại cho công nhân
- Hàng rào che chắn công trình
- Nguồn điện, nước phục vụ việc xây dựng


-----------------------------------------------------


Phần III: TIẾN HÀNH XÂY NHÀ

2. Các công đoạn chủ yếu trong quá trình xây nhà

2.1 Phần thô
- Gia cố đất nền.
- Làm móng, công trình ngầm (hố ga), đường cống, đường thoát nước, hầm nhà, gara.
- Khung nhà (cột, dầm, sàn), đường ống điện, ống nước, máy lạnh, cáp tín hiệu…
- Xây tô (gạch nhúng nước)
- Làm mái
- Lắp điện, nước, mộc
- Công tác cấu kiện trong suốt quá trình làm móng, xây tô, khung nhà, mái…
2.2 Phần hoàn thiện
- Sơn, lát gạch, đóng trần
- Lắp đặt thiết bị (bồn nước, vệ sinh, bóng đèn, chùm đèn, máy lạnh…)
- Làm mộc: cửa, cầu thang, bếp…
- Các phần khác: rèm cửa, tủ âm tường…
- Kiểm tra tổng thể mọi chi tiết trong căn nhà từ trên xuống dưới, làm đẹp và gia cố những chỗ sai sót.
- Tổng vệ sinh trước khi bàn giao.
Phần IV: KIỂM TRA, NGHIỆM THU, HOÀN CÔNG
1. Kiểm tra
- Việc kiểm tra được thực hiện trong suốt quá trình xây nhà để bảo đảm theo đúng khối lượng, chất lượng, kiểu dáng như trong bản thiết kế.
- Sau khi hoàn thành, chủ nhà cùng giám sát viên cần kiểm tra và đối chiếu những phần chi tiết phát sinh thật rõ ràng.
2. Nghiệm thu
- Quá trình nghiệm thu phải được thực hiện cho từng hạng mục, từng bộ phận của công trình theo đúng quy định của pháp luật.
- Toàn bộ giấy tờ nghiệm thu cho từng phần mục là cơ sở pháp lý để hoàn công sau này.
Tips:
- Những công trình bị che khuất phải được nghiệm thu ngay trước khi tiến hành việc xây dựng tiếp theo.

3. Hoàn công
- Hồ sơ hoàn công bao gồm tất cả những chứng từ liên quan đến quá trình xây dựng, thi công của công trình.
- Để có bộ hồ sơ khớp với ngôi nhà sau thực tế thi công, hãy đề nghị chủ thầu lập hồ sơ cho bạn.
Tips:
- Nói đơn giản, hồ sơ hoàn công chính là bản vẽ thiết kế đã chỉnh sửa những chi tiết cấu tạo phù hợp với thực tế. Đây sẽ là cơ sở để bạn cải tạo những chi tiết ngầm của căn nhà trong quá trình sử dụng sau này.


Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 237
Join date : 12/04/2011

https://xaydung07.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết